Có nên đi cấy tóc không? Những điều không thể bỏ qua khi sử dụng dịch vụ cấy tóc

Những năm gần đây, nhiều người đã tìm đến dịch vụ cấy tóc với mong muốn cải thiện thẩm mỹ mái đầu. Khác với việc thay đổi kiểu tóc hay nối tóc, cấy tóc là thủ thuật ngoại khoa có tác động tới da đầu. Chính vì điều này mà không ít người băn khoăn liệu rằng có nên đi cấy tóc không? Nếu bạn đang là một trong số rất nhiều người có chung thắc mắc này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Cấy tóc là gì? Các kỹ thuật cấy tóc hiện nay

Cấy tóc không phải là thủ thuật mới xuất hiện mà chúng đã được sử dụng hàng chục năm trước đây. Tuy vậy, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thủ thuật này ngày càng được nâng cấp với mục đích là mang đến hiệu quả cao, giảm đau đớn cho người sử dụng dịch vụ.

Theo các chuyên gia, cấy tóc được định nghĩa là thủ thuật di chuyển nang tóc hoặc thêm các sợi sinh học có cấu trúc tương tự sợi tóc vào vùng da đầu nhằm phủ thẩm mỹ, đảm bảo che đi thưa tóc, các mảng hói đầu hay nhược điểm sẹo da đầu…

Hiện nay, trên thị trường trong và ngoài người áp dụng có 3 phương pháp cấy tóc phổ biến là cấy tóc truyền thống, cấy tóc tự thân công nghệ cao và cấy tóc sinh học. Trong đó:

- Cấy tóc truyền thống là cấy tóc tự thân, được thực hiện bằng việc cắt mảng da đầu chứa tóc để ghép vào vùng da đầu hói.

- Cấy tóc sinh học là phương pháp sử dụng những sợi sinh học có cấu trúc giống đến 90% với tóc tự nhiên để cấy vào vùng tóc thưa.

- Cấy tóc tự thân công nghệ cao là thủ thuật sử dụng kỹ thuật hiện đại để hút trực tiếp những nang tóc khoẻ mạnh của chính bệnh nhân (thường là nang tóc ở sau gáy) và cấy vào vùng da đầu thưa, hói. Cấy tóc tự thân công nghệ cao giúp phân bố và sắp xếp lại tổng thể thẩm mỹ của mái tóc.

Xem thêm: Cấy tóc tự thân ở đâu tốt nhất? Bạn đừng bỏ qua địa chỉ này!

Có nên đi cấy tóc không?

Các nhược điểm về tóc như thưa tóc, hói đầu, sẹo da đầu gần như không đe dọa đến tính mạng. Thế nhưng, những nhược điểm về ngoại hình sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, làm mất đi sự tự tin trong cuộc sống và các mối quan hệ hàng ngày.

Bởi vậy, nhiều người lựa chọn đến phương pháp cấy tóc thẩm mỹ để khắc phục. Vậy có nên đi cấy tóc không? Thực tế có nhiều cách khắc phục tình trạng thưa tóc, hói đầu như dùng nguyên liệu tự nhiên, dùng thuốc kích thích mọc tóc, mượn tóc giả để che đi nhược điểm mái tóc… Các cách này đều có chung những nhược điểm như khả năng khắc phục thấp, thời gian để đạt hiệu quả lâu, bất tiện trong sử dụng và dễ gặp phải những tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới cơ thể.

Đặc biệt, nếu bạn là một trong số những trường hợp dưới đây thì cấy tóc sẽ là phương pháp duy nhất có thể xử lý:

- Trường hợp 1: Bạn thưa tóc, tóc mỏng và rụng tóc thành từng mảng rải rác

- Trường hợp 2: Bạn bị thiếu tóc bẩm sinh

- Trường hợp 3: Bạn có đường chân tóc quá cao, khi vén tóc thấy trán quá dài so với tỉ lệ gương mặt

- Trường hợp 4: Bạn đã sử dụng phương pháp trị rụng tóc trước đây nhưng không hiệu quả

- Trường hợp 5: Bạn bị sẹo trên đầu, không thể mọc lại tóc

- Trường hợp 6: Bạn mong muốn cấy tóc, nhưng sợ để lại sẹo xấu, sợ đau, hay hàng ngàn nỗi sợ khác…

Cấy tóc là gì? Cấy tóc là giải pháp duy nhất có thể giải quyết 6 vấn đề về tóc trên cho bạn, với thủ thuật tỉ mỉ, chính xác và tuyệt đối an toàn.

Cấy tóc có tốt không?

Để có câu trả lời đích đáng cho “Có nên đi cấy tóc không?”, trước hết, bạn cần hiểu được chính xác việc phương pháp này có tốt không dựa vào những ưu và nhược điểm mà nó mang lại.

Cấy tóc có khả năng che đi khuyết điểm hói và thưa tóc. Tuỳ vào từng phương pháp sẽ có mức độ hiệu quả, ưu điểm cũng như nhược điểm khác nhau.

Cấy tóc truyền thống.

Là phương pháp cắt và ghép mảng da chứa tóc vào vùng hói đầu nên hiệu quả của cấy tóc truyền thống phụ thuộc rất lớn vào quá trình hậu phẫu. Việc di chuyển cả vùng da đầu chứa nang tóc chắc khoẻ tránh được việc đào thải sau khi cấy ghép.

Trong quá trình thực hiện, phương pháp sẽ ít nhiều gây đau đớn cho người bệnh. Ngoài ra, khoảng trống sau đầu do cắt mảng tóc sẽ được khâu lại và để lại sẹo, khó phục hồi.

Cấy tóc sinh học

Không giống như cấy tóc kiểu truyền thống, cấy tóc sinh học sử dụng bút cấy đường kính siêu nhỏ để đưa từng sợi sinh học vào phần da đầu, lấp đầy khoảng thưa hay bị hói diện rộng mà ít gây xâm lấn.

Là kỹ thuật cấy tóc không phẫu thuật nên phương pháp hạn chế được phần nào mức độ xâm lấn, đồng thời dễ dàng cải thiện được số lượng nang tóc bằng bằng các sợi sinh học.

Về nhược điểm, vì có cấu trúc ít nhiều khác với sợi tóc tự nhiên nên vẫn xảy ra trường hợp bị đào thải, dị ứng. Hiệu quả của cấy tóc sinh học chỉ đạt khoảng 80%. Ngoài ra, đây không phải tóc thật nên tóc sẽ không có khả năng mọc dài, màu tóc sẽ cố định. Sau khoảng một thời gian, tóc này sẽ bị rụng đi và hói đầu, thưa tóc có khả năng tái diễn.

Xem thêm: Hói đầu di truyền từ ai và cách điều trị hiệu quả

Cấy tóc tự thân công nghệ cao

Cấy tóc tự thân công nghệ cao là phương pháp dùng máy khoan để lấy từng gốc tóc ra khỏi da đầu một cách chính xác, không để lại sẹo, không sưng để cấy vào vùng da đầu thưa hói.

Khắc phục được nhược điểm của cấy tóc sinh học, việc sử dụng chính nang tóc trên cơ thể người bệnh sẽ tăng giúp tăng độ thích ứng, không gây ra bất kỳ biến chứng hay tác dụng phụ. Nang tóc có độ bám dính với da đầu sẽ thúc đẩy các ngọn tóc mới phát triển thường sau 2 - 3 tháng. Khi này tóc mới mọc lại hoàn toàn tự nhiên và duy trì trọn đời, rụng tự nhiên và sẽ có các sợi khác mọc lên thay thế

Cấy tóc tự thân sử dụng bút cấy chuyên dụng với đường kính siêu nhỏ nên rất an toàn trong quá trình diễn ra thủ thuật, đồng thời hạn chế được tối đa việc xâm lấn gây hại cho tóc và đầu.

2 kỹ thuật cấy tóc được áp dụng phổ biến hiện nay là FUE và HAT. Trong đó,

- Kỹ thuật cấy tóc FUE: là kỹ thuật dùng máy khoan để lấy từng gốc tóc ra khỏi da đầu một cách chính xác, không để lại sẹo, không sưng, không đau và có thể lấy tóc nhiều lần do đó chi phí của kỹ thuật FUE cũng sẽ cao hơn.

Với kỹ thuật này, mỗi nang tóc chứa 2-4 sợi tóc sau mỗi lần lấy sẽ được cấy trực tiếp vào vùng da đầu thưa hói, làm đẹp thẩm mỹ theo từng nhu cầu cụ thể.

- Kỹ thuật cấy tóc HAT: Là công nghệ cải tiến của cấy tóc tự thân FUE, với việc sử dụng bút cấy chuyên dụng đường kính nhỏ hơn (0,6- 0,8 mm), giảm thiểu tối đa mức độ tổn thương trên da đầu.

Các nang tóc dùng để cấy HAT trước khi đưa vào vùng da đầu tiếp nhận sẽ được bóc tách, chọn sợi khỏe và phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả tốt nhất sau thủ thuật. Độ thẩm mỹ cao khiến cấy HAT còn được áp dụng trong làm đẹp trên vùng da nhỏ và nhạy cảm.

Một ưu điểm nữa của HAT là các nang tóc khi đưa vào vùng da mới vẫn giữ được phần thân tóc dài khoảng 1 cm. Điều này giúp đảm bảo thẩm mỹ cho người tiếp nhận thực hiện ngay sau khi kết thúc thủ thuật.

Cấy tóc tự thân là phương pháp được đánh giá cao nhất về hiệu quả cấy ghép. Tuy vậy, cấy tóc tự thân đòi hỏi tay nghề và kỹ thuật rất cao, vì thế đội ngũ bác sĩ tham gia vào quá trình vi phẫu phải là người thành thạo về chuyên môn và chắc tay nghề, có nhiều năm kinh nghiệm.

Mỗi kỹ thuật có ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy theo nhu cầu, bạn có thể lựa chọn được cho mình cách làm đẹp phù hợp.

Tham khảo một số hình ảnh cấy tóc tự thân tại Trung tâm Cấy ghép tóc Y học Quốc tế: https://cayghepthammy.com/thu-vien/cay-toc-tu-than/

Trên đây là tổng hợp của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc “Có nên đi cấy tóc không?”. Hi vọng những chia sẻ này có thể hiểu hơn về phương pháp cấy tóc để lựa chọn cho mình những cách phù hợp để làm đẹp mái tóc. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Giải đáp chi tiết: Cấy tóc vùng trán bao nhiêu tiền?