Ngứa lông mu có vảy trắng là mắc bệnh gì? Cách khắc phục hiệu quả

Không chỉ gây tổn thương vùng da, các hiện tượng ngứa ngáy ở phần lông mu còn tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín. Gần đây, có rất nhiều thắc mắc về trường hợp ngứa lông mu có vảy trắng. Vậy tình trạng ngứa lông mu có vảy trắng là bệnh gì? Ngứa lông mu có vảy trắng có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân gây ngứa lông mu có vảy trắng

Lông mu (lông vùng kín) giữ chức năng bảo vệ và ngăn chặn các yếu tố bên ngoài gây hại tới bộ phận sinh dục ở cả nam và nữ; đồng thời giúp giảm sự ma sát, ổn định độ ẩm và nhiệt độ cho vùng nhạy cảm này.

Lông vùng kín quá thưa hoặc quá rậm dày đều không tốt. Trước những tác nhân gây hại, vùng lông mu cũng có thể gặp phải tổn thương với triệu chứng phổ biến là ngứa, có vảy trắng. Vậy ngứa lông mu có vảy trắng là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh như thế nào? Dưới đây là 4 bệnh lý có gây ngứa lông mu có vảy trắng:

  1. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm do tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích hoặc chất gây dị ứng. Viêm da tiếp xúc xảy ra ở vùng da háng có thể khiến bạn bị ngứa lông mu vùng kín. Ngoài cảm giác ngứa ngáy, viêm da tiếp xúc còn gây ra nhiều triệu chứng khác như mề đay, bong tróc da có vảy trắng và mẩn đỏ.

Các tác nhân gây kích ứng là thường do dư lượng chất tẩy rửa hoặc nước xả vải tồn đọng trên bề mặt đồ lót; nước hoa, chất khử mùi vùng kín; xà phòng, kem dưỡng da hoặc các sản phẩm chăm sóc da khác; chất bôi trơn tình dục, latex trong bao cao su hoặc găng tay; băng vệ sinh...

Ngứa lông mu có vảy trắng do viêm da tiếp xúc là hệ quả khi da tiếp xúc với các chất dị ứng và kích ứng. Do đó bệnh không có khả năng lây nhiễm thông qua tiếp xúc vật lý hoặc hoạt động tình dục. Nếu chăm sóc và điều trị kịp thời, tổn thương da sẽ thuyên giảm chỉ sau khoảng 7 – 21 ngày.

Tuy nhiên với những trường hợp chủ quan không can thiệp điều trị hoặc áp dụng biện pháp xử lý không đúng cách, bệnh có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Bội nhiễm da: Bội nhiễm da xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào vùng da tổn thương và gây nhiễm trùng. Biến chứng này thường gặp ở người có thói quen vệ sinh kém, thường xuyên gãi cào lên vùng da tổn thương và không can thiệp điều trị kịp thời.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh vùng kín: Viêm da tiếp xúc xảy ra ở vùng kín có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh vùng kín như nhiễm nấm âm đạo, viêm nang lông, viêm bao quy đầu, viêm miệng sáo,…

Để cải thiện tình trạng ngứa vùng kín do viêm da tiếp xúc, bạn nên thay đổi các loại chất tẩy rửa và sản phẩm chăm sóc da đang sử dụng sang loại an toàn và ít gây kích ứng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng thuốc kháng histamin không kê đơn để kiểm soát các triệu chứng do dị ứng gây ra.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Nổi mụn nhọt ở vùng kín nữ do đâu??
  1. Bệnh chàm gây ngứa lông mu có vảy trắng

Bệnh chàm có nhiều dạng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là viêm da cơ địa. Bệnh thường xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục hay còn được gọi là chàm sinh dục. Tương tự như bệnh chàm thông thường, chàm sinh dục đặc trưng bởi hiện trạng da bị dày sừng, bong vảy, gây ngứa ngáy dữ dội, thường có xu hướng lichen hóa theo thời gian.

Một số yếu tố có thể kích hoạt sự phát triển của bệnh chàm như thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh; hóa chất và chất tạo mùi trong xà phòng và các sản phẩm chăm sóc da; căng thẳng.

Thông thường, bệnh chàm có thể được điều trị bằng các loại kem bôi da không kê đơn. Đồng thời, người bệnh cũng nên chuyển sang dùng các sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng cho da để giúp giảm các triệu chứng khó chịu.

Chàm sinh dục có cơ chế phát sinh liên quan tới yếu tố cơ địa, tâm lý cùng một số tác nhân khác cộng hưởng. Do đó, bệnh hầu như không lây nhiễm cho người khác khi tiếp xúc vật lý hay quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, nhất là làm giảm ham muốn tình dục, tạo tâm lý tự ti. Hơn nữa nếu không sớm thăm khám và điều trị thì tổn thương da có thể lan rộng. Đồng thời việc cào gãi để giải tỏa cơn ngứa còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng.

  1. Bệnh vảy nến gây ngứa lông mu có vảy trắng

Bệnh vảy nến có thể tạo thành các mảng da dày, đóng vảy ở vùng da háng và đùi trên. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra các vấn đề như sưng đỏ, khô nứt da và khiến người bệnh bị ngứa lông mu vùng kín.

Loại vảy nến phổ biến mà mọi người có thể mắc phải ở khu vực bộ phận sinh dục là vảy nến thể đảo ngược, sau đó là vảy nến thể mảng:

  • Vảy nến thể đảo ngược: Là loại vảy nến thường gặp ở các nếp gấp cơ thể như nách, dưới vú và vùng da xung quanh bộ phận sinh dục. Bệnh gây ra các vùng da màu đỏ tươi, ít bong tróc vảy trắng nhưng gây đau và ngứa dữ dội.
  • Vảy nến thể mảng: Thường xảy ra ở các vùng da trên đầu, khuỷu tay và hoặc bất cứ đâu, trong đó có cả bộ phận sinh dục. Đây là một thể bệnh vảy nến khá phổ biến, gây ra các mảng da màu đỏ với nhiều vảy trắng. Bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu, đau, ngứa, đôi khi còn nứt nẻ gây chảy máu

Vì là vùng da nhạy cảm nên việc điều trị vảy nến ở bộ phận sinh dục thường gặp nhiều khó khăn hơn so với các vùng da khác. Vảy nến ở háng, mông và bộ phận sinh dục được coi là bệnh mãn tính, chưa rõ nguyên nhân nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu bệnh mới khởi phát, các bác sĩ có thể đề xuất một số loại thuốc bôi ngoài da để giảm đau ngứa, khó chịu. Trường hợp bệnh nặng hơn, người bệnh có thể được sử dụng thêm thuốc uống, tiêm kết hợp các biện pháp điều trị bổ sung khác.

  1. Bệnh paget ngoài vú (Extramammary Paget disease – EMPD) gây ngứa lông mu có vảy trắng 

Bệnh paget ngoài vú là một tình trạng có liên quan đến ung thư tiềm ẩn. Bệnh lý này cực kỳ hiếm gặp, do đó không nhiều người hiểu biết và quan tâm đến nó. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là phát ban da mãn tính xung quanh bộ phận sinh dục. Bệnh có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới nhưng thường xảy ra ở phụ nữ từ 50-60 tuổi.

Các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm:

  • Tình trạng ngứa từ nhẹ đến dữ dội xung quanh vùng sinh dục hoặc hậu môn
  • Xuất hiện những mảng da dày, đỏ, đóng vảy (mãn tính)
  • Da tiết dịch
  • Đau hoặc chảy máu khi gãi

Phải làm gì khi bị ngứa lông mu có vảy trắng?

Ngứa lông mu có vảy trắng không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, ngại giao tiếp, ngại gần gũi với bạn tình, làm giảm chất lượng đời sống tình dục. 

Để khắc phục tình trạng này cần tìm đúng nguyên nhân gây ngứa, từ đó đưa ra phương án điều trị. Bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám để ngăn chặn bệnh phát triển và gây hại.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà để giảm ngứa ngáy và hạn chế bệnh lan rộng như:

  1. Mặc đồ lót sạch

Mặc đồ lót sạch sẽ, chất liệu thấm hút tốt là cách giữ cho vùng kín luôn khô ráo, không bị kích ứng. Quần lót cũng nên vừa vặn, không mặt quá chật gây bí, ma sát với vùng kín, trong điều kiện có nhiều mồ hôi rất dễ làm cho vùng kín ngứa ngáy. Khi tập luyện thể thao và ra nhiều mồ hôi nên thay quần lót ngay..

  1. Không gãi

Khi bị ngứa, phản xạ tự nhiên của chúng ta là gãi. Tuy nhiên vùng lông mu là vùng rất nhạy cảm, nếu gãi mạnh rất dễ gây trầy xước làm tổn thương niêm mạc da, chảy máu và có nguy cơ bị nhiễm trùng.

  1. Tỉa gọn vùng lông mu

Vùng lông mu quá rậm rạp khiến việc vệ sinh cô bé khó khăn hơn đồng thời cũng tạo môi trường lý tưởng cho các tác nhân gây bệnh “ẩn trú”. Vì vậy bạn nên tỉa gọn vùng lông mu đều đặn hàng tháng.

  1. Tránh các chất gây dị ứng

Nếu bạn dị ứng hoặc quá mẫn cảm với những sản phẩm như nước hoa, thuốc nhuộm thì nên tránh xa chúng bởi những hóa chất này có thể gây kích ứng lên vùng kín và gây ra tình trạng ngứa ngáy.

  1. Vệ sinh đồ dùng cá nhân

Nếu bị nhiễm rận mu, bạn cần tổng vệ sinh tất cả đồ dùng cá nhân như quần áo, chăn màn, giường chiều bằng cách giặt sạch sẽ, thậm chí là luộc nước sôi để tiêu diệt hoàn toàn rận mu.

  1. Luôn giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Vệ sinh vùng kín hàng ngày, sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi quan hệ, đặc biệt là trong chu kỳ là điều rất cần thiết để giảm thiểu và ngăn ngừa tình trạng ngứa lông mu.

Phần lớn sau khi điều trị, lông mu sẽ mất đi khiến vùng kín gặp nguy hại. Hoặc bẩm sinh không có lông mu hoặc lông mu vùng kín thưa thớt cũng chính là nguyên nhân vùng kín bị ngứa có vẩy trắng. Lông mu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng kín khỏi những tác hại bên ngoài như dị ứng hay cọ sát với quần áo cũng như các tác nhân khác như vi khuẩn xâm nhập. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể lựa chọn cấy lông mu tự thân để giữ cho “cô bé” hay “cậu bé” khỏe mạnh, quyến rũ trước đối phương.

Tham khảo một số hình ảnh cấy lông mu tự thân tại Trung tâm Cấy tóc Y học Quốc tế: https://cayghepthammy.com/thu-vien/cay-long-vung-kin/

Trên đây là tổng hợp của chúng tôi về thắc mắc “Ngứa lông mu có vảy trắng là mắc bệnh gì?”. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn hiểu hơn về cơ thể và có cách chăm sóc phù hợp.

Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Xem thêm: Phụ nữ không có lông mu có sinh con được không?