[Vạch trần] Thuốc mọc tóc có hiệu quả không?

Thuốc mọc tóc là một trong những sản phẩm dược liệu được nhiều người sử dụng. Tuy vậy, nếu sử dụng không đúng cách, chúng có thể để lại những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm. Tham khảo bài viết dưới đây để biết thuốc mọc tóc có hiệu quả không?

Thuốc mọc tóc là gì?

Thuốc mọc tóc các sản phẩm có khả năng điều chỉnh nồng độ testosterone trong cơ thể, kích thích mọc tóc từ bên trong.

Thành phần chính của thuốc mọc tóc là minoxidil - hoạt chất được khoa học chứng minh và FDA phê duyệt có khả năng điều trị hói đầu và rụng tóc ở nữ giới. Bên cạnh đó, tùy vào từng sản phẩm cụ thể sẽ có các dưỡng chất như protein, vitamin B, C, axit amin, sắt, kẽm…

Công dụng của thuốc mọc tóc

- Hỗ trợ sự sinh trưởng của nang tóc

- Kích thích sợi tóc mọc nhanh, dày, đều và tự nhiên

- Cung cấp các dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh từ sâu bên trong.

- Ngăn ngừa và cải thiện tình trạng tóc gãy rụng.

Xem thêm: Giải đáp: Rụng tóc hói đầu phải làm sao?

Thuốc mọc tóc có hiệu quả không?

Theo chuyên gia da liễu, tất cả của các sản phẩm này đều không có bằng chứng khoa học chứng minh. Hầu hết các sản phẩm này đều tập trung kích thích làm tăng lượng máu đến nuôi dưỡng các nang lông, cung cấp một số dưỡng chất nên sẽ đạt hiệu quả tại chỗ khi sử dụng. Tuy nhiên, khi ngừng bôi, vùng râu phát triển trước đó sẽ rụng hết và trở lại trạng thái ban đầu.

Cũng theo phân tích của các chuyên gia, chu kì tóc mọc thường kéo dài là từ 2 đến 3 tháng. Vì vậy, muốn khôi phục lại nang tóc phải điều trị đúng theo liệu trình bệnh mà người đó mắc phải, nhưng phải có thời gian. Điều này cũng khẳng định lời cam kết tóc mọc ra trong 7 đến 10 ngày từ một số sản phẩm là không có căn cứ.

Thuốc mọc tóc có an toàn không?

Hiện nay, các hiện tượng rụng tóc, hói đang dần phổ biến. Các sản phẩm thuốc dưỡng, kem ủ tóc, thuốc mọc tóc được kỳ vọng rất nhiều để khắc phục những tình trạng này. Tuy nhiên, bản chất của chúng dù ít dù nhiều cũng chỉ chứa những hóa chất độc hại. Lưu lại nhiều trên da đầu chỉ khiến da đầu bị ảnh hưởng xấu, mái tóc ngày càng dễ khô, đứt gãy và rụng không kiểm soát.

Về bản chất, minoxidil có trong thuốc mọc tóc ít nhiều đều để lại những tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe khi sử dụng. Khi sử dụng lâu ngày, thuốc mọc tóc để lại tác dụng phụ như chàm (eczema), các bệnh về da, rối loạn tình dục và giảm thị lực. Tại các vùng da bị bệnh, trầy xước, thuốc còn có thể hấp thụ nhiều vào máu gây ứ nước toàn thân, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp.

Ngoài ra, hiện nay các loại thuốc mọc tóc trên thị trường pha trộn tạp chất hóa học có hại. Những tác hại khi sử dụng thuốc mọc tóc được khách hàng phản hồi bao gồm:

- Dùng thuốc mọc tóc đôi khi không thấy mọc tóc, mà lại mọc rất nhiều lông.

- Nhiều trường hợp còn bị bong da, mẩn ngứa, lở loét. Không những thế da đầu, da tay bị ngứa, bong thành từng mảng. Nguy hiểm hơn là lông mày, lông chân tay mọc dày thêm.

- Với nam giới, nhiều loại thuốc có thể gây tác dụng phụ liên quan đến sinh lý. Gây suy giảm tình dục, làm giảm khả năng sinh con (ở -nam), chức năng hoạt động của buồng trứng bị ức chế (ở nữ).

- Gây mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, đau đầu, tức ngực.

- Gây chứng rậm lông, giảm thị lực …

- Những người có tiền sử bệnh tim mạch có thể bị chóng mặt, tăng nhịp tim và xảy ra những bất thường khác. Đặc biệt nghiêm trọng với phụ nữ mang bầu, khi dùng một số loại thuốc sẽ gây khuyết tật cho thai nhi.

Xem thêm: Địa chỉ khám bệnh rụng tóc ở TP.HCM uy tín

Có nên dùng thuốc mọc tóc không?

Hiệu quả không rõ ràng kèm theo đó là những tác hại nguy hiểm khiến thuốc mọc tóc không phải là lựa chọn số một giúp cải thiện thẩm mỹ mái tóc. Tuy nhiên, việc có nên dùng thuốc mọc tóc hay không còn phụ thuộc vào tình trạng tóc và nhu cầu của mỗi người.

Lưu ý cho những bạn có nhu cầu sử dụng thuốc mọc tóc là nên ưu tiên các sản phẩm sử dụng công nghệ làm đẹp an toàn, có thành phần tự nhiên công dụng ngay từ dạng thuần; công dụng kích thích mọc tóc từ trong ra ngoài để giải quyết mấu chốt vấn đề rụng tóc bao gồm: làm dịu gan, bổ sung dinh dưỡng vào gốc tóc, thúc đẩy tuần hoàn máu, làm chậm quá trình già tóc.

Đối với trường hợp rụng tóc hói đầu bẩm sinh nang tóc đã bị chết gì dù bạn có dùng bao nhiêu thuốc mọc tóc thì cũng không có hiệu quả. Tốt nhất bạn nên đi kiểm tra tình hình nang tóc của mình tại các trung tâm, phòng khám, bệnh viện chuyên về tóc và da đầu và được điều trị phù hợp. Không nên tự ý sử dụng thuốc vì tiềm ẩn rất nhiều nguy hại cho sức khỏe của chính mình.

Nếu bạn chưa biết nên khám bệnh về tóc và da đầu ở đâu thì có thể tham khảo một số địa chỉ dưới đây:

1. Trung tâm Cấy ghép tóc Y học Quốc tế

2. Bệnh viện Da liễu Trung ương

3. Bệnh viện Da liễu TP.Hồ Chí Minh

4. Khoa da liễu bệnh viện Bạch Mai

5. Khoa Da liễu dị ứng - Bệnh viện 108

Xem thêm một số hình ảnh cấy tóc tự thân của Trung tâm Cấy ghép tóc Y học Quốc tế tại: https://cayghepthammy.com/thu-vien/cay-toc-tu-than/

Trên đây là tổng hợp của chúng tôi chung nhất về thuốc mọc tóc có hiệu quả không? Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn lựa chọn được phương pháp làm đẹp phù hợp và an toàn. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Điểm mặt những ai đã từng đi cấy tóc thành công đầu tiên trên thế giới